Khám Bệnh Nhân Trong Cơn Động Kinh
Giới thiệu
Độ dài cơn động kinh được xác định từ khi xuất hiện điện não cơn động kinh hoặc dấu hiệu lâm sàng (bất thường nào đến trước) đến khi kết thúc dấu hiệu lâm sàng hoặc bằng chứng trên điện não (bất thường nào kết thúc sau)
Một hộp gồm các đồ vật: bàn chải, bút bi, chìa khoá, lược, và hình của các đồ vật và bản quy trình ép nhựa đặt trong phòng bệnh nhân,
Ở trẻ em: gấu Teeddy, xe hơi đồ chơi, hình ảnh của các động vật như mèo, chó, bò, ngựa
Khi nhập viện bệnh nhân được hướng dẫn quy trình đánh giá. Và bệnh nhân, thân nhân, và người chăm sóc được hướng dẫn nhấn nút “patient event” khi cảm giác bất đầu cơn động kinh.
Khi cơn động kinh bắt đầu
Ngay trước khi đánh giá
Đảm bảo camera đang quay bệnh nhân, tránh đứng khuất tầm nhìn của camera
Đảm bảo an toàn
Đảm bảo đầy đủ ánh sáng trong phòng
Kéo mềm khỏi bệnh nhân, đảm bảo kín đáo cho bệnh nhân
Quan sát bệnh nhân: tái xanh, mặt bừng đỏ, đổ mồ hôi, dựng lông, tăng tiết nước bọt (sialorrhea), giật nhẹ, lệch mắt.
Nói lớn vào microphone những ghi nhận được (vì có thể không thấy được qua video)
Đánh giá sự đáp ứng
Gọi tên bệnh nhân để lôi kéo sự chú ý của bệnh nhân
Nếu bệnh nhân không phản ứng thì chạm hoặc nhéo nhẹ lên tay bệnh nhân
Nếu bệnh nhân có thể trả lời thì bảo bệnh nhân mô tả các triệu chứng chủ quan
Đánh giá sự thông hiểu lời nói và yếu liệt trong cơn
Bảo bệnh nhân nâng tay lên, chỉ dùng ngôn ngữ lời nói, không dùng cử chỉ
Nếu bệnh nhân không thực hiện sẽ dùng cử chỉ bảo bệnh nhân làm theo
Nếu bệnh nhân không làm theo thì cố gắng bắt tay bệnh nhân
Ở trẻ em thì bảo bệnh nhân đưa bàn tay để đập tay với người khám (“give me five”) hoặc kêu vẫy tay
Chức năng ngôn ngữ lời nói_Verbal function:
Nói 2 từ không liên quan nhau, bảo bệnh nhân lập lại và ghi nhớ
Con ngựa – cái bàn, con chó – màu đỏ, cái giường – đồ chơi.
Nếu bệnh nhân không phản ứng thì quay trở lại đánh giá sự đáp ứng của bệnh nhân
Câu hỏi về định hướng
Tên của ông/bà là gì?
Ông/bà có biết là đang ở đâu không?
Ông/bà có biết hôm nay là ngày mấy (trong tháng) không?
Ông/bà có biết hôm nay là thứ mấy (trong tuần) không?
Ông/bà có biết bây giờ là mấy giờ không?
Khám ở trẻ em
Cha mẹ của con đâu? (con chỉ cho bác sĩ coi)
Đồ chơi của con đâu? (con chỉ cho bác sĩ coi)
Trí nhớ ngôn ngữ
Bệnh nhân có nhớ 2 từ đã được yêu cầu nhớ không
Trí nhớ định danh và thị giác
Lấy các đồ vật từ hộp, bảo bệnh nhân định danh.
Nếu bệnh nhân không thể gọi tên thì bảo bệnh nhân chỉ ra những đồ vật đó dùng để làm gì
Ở trẻ em hỏi vật đó tạo ra âm thanh như thế nào
Nếu bệnh nhân không nói được bất cứ thứ gì, thì bảo bệnh nhân thè lưỡi ra. Nếu bệnh nhân không làm theo y lệnh lời nói thì dùng hành động yêu cầu bệnh nhân thực hiện
Bảo bệnh nhân nhớ một đồ vật trong bộ test
Các chức năng nhận thức khác
Bảo bệnh nhân đếm 1- 10
Nếu bệnh nhân hơn 6 tuổi thì yêu cầu bệnh nhân đọc và viết
Hỏi bệnh nhân có nhớ đồ vật đã yêu cầu nhớ không. Nếu bệnh nhân không nhớ thì đưa ra 3 đồ vật (có chứa đồ vật yêu cầu nhớ) và bảo bệnh nhân chọn ra đồ vật nào đã được yêu cầu nhớ
Đánh giá trương lực cơ của bệnh nhân bằng sờ
Thực hiện double-stimulus testing cho tiền triệu cảm giác và thị giác
Nếu cơn động kinh còn tiếp diễn thì lập lại đánh giá
Nếu bệnh nhân không làm theo hướng dẫn thì tiếp tục các bước tiếp theo
Nếu cơn quá ngắn sẽ không đánh giá được (giật cơ, cơn vắng ngắn, cơn cục bộ ngắn)
Khám sau cơn động kinh
Hỏi bệnh nhân có nhớ tiến trình của cơn động kinh, có biết là mình vừa có cơn động kinh hay không
Bệnh nhân có thể nhớ các và đồ vật khi thực hiện đánh giá. Nếu bệnh nhân không thể nhớ tên đồ vật thì đưa ra 3 đồ vật (bao gồm 1 đồ vật đã đưa ra trước đó) và hỏi bệnh nhân
Đánh giá thông hiểu ngôn ngữ và liệt Todd
Yêu cầu bệnh nhân nâng chân và nâng tay lên
Nếu bệnh nhân không làm theo y lệnh nói thì diễn tả bằng hành động, nếu vẫn không làm thực hiện thì nâng tay bệnh nhân lên
Ngoài ra cần đánh giá trương lực cơ
Đánh giá định danh, định hướng:
Giống như đánh giá lúc trong cơn
Yêu cầu bệnh nhân mô tả cơn động kinh
Hỏi bệnh nhân có cảm thấy bất kỳ triệu chứng chủ quan nào không (aura-tiền triệu)
Tiền triệu thị giác: nếu có yêu cầu bệnh nhân vẽ lại
Xác nhận với bệnh nhân và người chăm sóc là giống các cơn mỗi ngày
Sau cơn cơn co cứng co giật toàn thể đánh giá phản xạ Babinski
Nếu xuất hiện 1 bên thì ghi nhận bên nào
Nếu xuất hiện 2 bên thì kiểm tra mỗi phút xem bên nào tồn tại lâu hơn
Tiếp tục kiểm tra bệnh nhân đến khi nào bệnh nhân trở về bình thường
Đánh giá ngoài cơn
Để thiết lập tình trạng nền cho mỗi bệnh nhân
Để so sánh với trong cơn, thực hiện đánh giá ngoài cơn phải giống như trong cơn và sử dụng cùng các đồ vật.
Nếu bệnh nhân có cơn động kinh ngay trước khi đánh giá ngoài cơn, thì cần phải đợi 1 giờ sau cơn động kinh để hết giai đoạn sau cơn.
Bàn luận
Cách đánh giá ở mỗi cá nhân khác nhau, có thể không đánh giá được toàn bộ các mục cho tất cả cơn động kinh. Tuỳ theo đáp ứng của bệnh nhân bỏ qua một mục đánh giá đi qua mục tiếp theo hoặc phải lập lại sau đó
Bảng khám rút gọn tại Đại Học Y Dược
Khám | Nếu không đáp ứng | ||
---|---|---|---|
Khámtrướccơn |
Kiểm tra cameraTháo mềmNói vào micro: tái xanh, mặt bừng đỏ, đổ mồ hôi, dựng lông, tăng tiết nước bọt, giật nhẹ, lệch mắt. (nếu có) |
||
Khámtrongcơn |
– Đánh giásự đáp ứng |
Ông/bà ơi? |
Chạm hoặc nhéo nhẹ bệnh nhân và gọi tên bệnh nhân |
-Định hướng-Tiền triệu |
Ông/bà tên là gì?Ông/bà có biết đang nằm ở đâu không?Hiện tại ông/bà có cảm giác gì lạ không (đau, tê, âm thanh, hình ảnh, khung cảnh xung quanh, khó chịu vùng bụng) |
4: trả lời đúng3: trả lời từ khác2: phát âm vô nghĩa1: nhìn về hướng người khám0: không đáp ứng |
|
-Thông hiểulời nói-Yếu liệt chi |
Ông/bà hãy nâng tay (P), tay (T), chân (P), chân (T) lên xem |
Y lệnh bằng hành độngNâng tay bệnh nhân lênNếu nghi ngờ yếu liệt chi thì yêu cầu bệnh nhân: nắm bàn tay, hoặc há miệng, hoặc nhắm mở mắt, để đánh giá thông hiểu lời nói |
|
-Ngôn ngữlời nói |
Ông/bà hãy lập lại 2 từ: Con ngựa – cái bàn |
||
-Ngôn ngữđịnh danh-Thị giác |
Đưa cây viết và hỏi: Đây là cái gì?(hoặc đưa số ngón tay)Nếu trả lời đúng thì yêu cầu: Hãy nhớ tên đồ vật này, chút nữa BS sẽ hỏi lại |
Nói với BN đây là cây viết, bảo bệnh nhân lập lại và nhớ tên lát nữa sẽ hỏi lạiNếu BN vẫn không thể lập lại vẫn yêu cầu BN nhớ. |
|
Yêu cầu đếm từ 1-10 |
|||
-Trí nhớngôn ngữ |
Ông/bà có nhớ 2 từ tôi yêu cầu nhớ hay không?Ông/bà có nhớ đồ vật lúc nãy đưa cho ông/bà không? |
||
Khám trương lực cơ |
|||
Chú ý các biểu hiện của bệnh nhân: vận động tự động, tăng vận động, ngưng vận động, chớp mắt, nhai miệng, vuốt mũi, xoay đầu mắt, co cứng, giật cơ |
|||
Ở bệnh nhân có tiền triệu cảm giác và thị giác: thực hiện double-stimulus testing |
|||
Nếu bệnh nhân còn cơn thì đánh giá lập lại cho đến khi hết cơn |
|||
Khámsaucơn |
-Định hướng |
Ông/bà tên là gì?Ông/bà có biết đang nằm ở đâu không? |
|
-Mô tả cơnđộng kinh |
Ông/bà có biết là ông/bà vừa xuất hiện 1 cơn động kinh hay không?Ông/bà hãy mô tả lại những gì cảm thấy?Triệu chứng đầu tiên là gì: Trước khi vào cơn ông/bà có cảm giác gì lạ không (đau, tê, âm thanh, hình ảnh, khung cảnh xung quanh, khó chịu vùng bụng)Vẽ lại tiền triệu thị giác (nếu có) |
||
-Trí nhớ |
Ông/bà có nhớ những gì mà tôi yêu cầu thực hiện hay không? |
||
Ông/bà có nhớ những từ tôi yêu cầu nhớ hay không? |
|||
Ông/bà có nhớ những đồ vật tôi yêu cầu nhớ hay không? |
|||
-Thông hiểulời nói-Liệt Todd |
Ông/bà hãy nâng tay (P), tay (T), chân (P), chân (T) lên xem |
Y lệnh bằng hành độngNâng tay bệnh nhân lên |
|
Khám Babinski: ghi nhận bên, biến mất sau bao lâu, bên nào biến mất trước |
|||
Lập lại đánh giá cho đến khi bệnh nhân trở về bình thường |
|||
Khámngoàicơn |
Sau cơn động kinh hơn 1 giờ |
||
Thực hiện đánh giá giống như trong cơn động kinh |
|||
So sánh ngoài và trong cơn |
Tài liệu tham khảo:
-
Beniczky S, Neufeld M, Diehl B, et al. Testing patients during seizures: A European consensus procedure developed by a joint taskforce of the ILAE – Commission on European Affairs and the European Epilepsy Monitoring Unit Association. Epilepsia 2016;57:1363-1368.
Nếu quý khách có nhu cầu khám bệnh và tư vấn điều trị về vấn đề động kinh xin liên hệ Phòng Khám BS. Bảo Quốc