Nhật Ký Cơn Động Kinh

Phong kham BS Pham Nguyen Bao Quoc

Vai trò của việc ghi nhật ký cơn động kinh

  • Nhật ký cơn động kinh giúp theo dõi:

    • Số lượng cơn động kinh.

    • Yếu tố khởi phát cơn động kinh (nếu có).

    • Theo dõi việc tuân thủ điều trị.

    • Phát hiện các tác dụng phụ của thuốc nếu có.

    • Đánh giá được hiệu quả của từng loại thuốc động kinh, để đủ thông tin điều chỉnh thuốc về sau

  • Nhật ký cơn động kinh giúp người bệnh tuân thủ điều trị hơn.

Khi nào người bệnh cần ghi nhật ký cơn động kinh

  • Cần xác định xem có yếu tố gây khởi phát cơn động kinh hay không (yếu tố làm giảm ngưỡng động kinh)

  • Khi cần đánh giá hiệu quả của thuốc chống động kinh (cần để chỉnh liều, thay đổi thuốc…)

  • Khi số lượng cơn nhiều trong 1 tháng bệnh nhân không thể nhớ, và có nhiều loại cơn động kinh.

  • Cần thông tin cho động kinh kháng thuốc, từ đó xem xét phẫu thuật động kinh.

Hướng dẫn ghi nhật ký cơn động kinh

Người bệnh có thể tự ghi chép hoặc nhờ người nhà.

Hỏi người quan sát xung quanh những gì xảy ra trong cơn vì có thể người bệnh mất nhận thức trong lúc có cơn động kinh.

Nên ghi chú trong vòng vài giờ sau cơn động kinh để tránh quên các thông tin.

Ghi ra các câu hỏi cần thiết để hỏi bác sĩ khi tái khám. Đem theo nhật ký mỗi lần tái khám đưa cho bác sĩ điều trị.

Ý nghĩa của các ghi chú viết tắt:

  • a : là những cơn động kinh cục bộ không ảnh hưởng đến nhận thức của người bệnh, còn khả năng nhận biết những gì xảy ra xung quanh, còn hiểu được những người xung quanh nói chuyện, sau cơn có thể nhớ những gì xảy ra trong cơn

  • b : là cơn không biểu hiện co giật, nhưng người bệnh không còn khả năng nói chuyện hay trả lời, không làm theo yêu cầu của người đối diện, có thể ngừng hoạt động hoặc làm những động tác vô nghĩa không phù hợp với hoàn cảnh xung quanh.

  • c : là loại cơn nặng nhất, biểu hiện co giật toàn thân, có thể có té ngã xuống, không biết gì trong cơn, sau cơn có thể chưa tỉnh lại ngay.

  • m : nếu người thiếu ngủ hoặc mất ngủ một vài đêm trước khi có cơn co giật.

  • q : nếu người bệnh có quên thuốc 1 hoặc nhiều cữ thuốc ngay trước khi có cơn co giật, có thể thêm số sau chữ q để cho biết số cữ quên thuốc.

  • xxx : nếu ngày nào bắt đầu có kinh nguyệt ở người bệnh nữ thì đánh dấu vào, và đánh dấu liên tục vào các ngày sau đó nếu vẫn còn kinh nguyệt.

  • r : nếu có uống rượu (hoặc bia) trong vòng 24h trước cơn động kinh.

  • l : lo lắng, stress, căng thẳng, buồn phiền.

  • s : sốt trước khi có cơn động kinh.

  • TK : là ngày tái khám của người bệnh

Các ghi chú thêm:

  • Ghi tên là tổng liều thuốc sau mỗi lần tái khám, ví dụ như: VPA 2000mg, có nghĩa là sử dụng Valproat (Depakin) 2000mg/ngày

  • Trong một ngày người bệnh có bao nhiêu cơn thì đánh dấu bao nhiêu chữ.

  • Nếu có thể nên quay video cơn động kinh để cung cấp thêm thông tin cho bác sĩ điều trị.

  • Có thể ghi nhận thêm các thông tin sau:

  • Triệu chứng lúc bắt đầu xảy ra cơn, thời gian cơn kéo dài, thời gian mất ý thức sau cơn.

  • Các tác dụng phụ hoặc khó chịu gặp phải trong quá trình uống thuốc.

Ví dụ ở hình dưới đây:

  • Tái khám vào ngày 25/1, với liều thuốc Valproat 4 viên/ngày, Levetiracetam 3 viên/ngày.

  • Kinh nguyệt kéo dài 3 ngày 28, 29, 30/1.

  • ngày 27/1 người bệnh quên thuốc.

  • ngày 28/1 có 1 cơn động kinh mất ý thức, nhưng không co giật.

  • ngày 31/1 có 2 cơn co giật toàn thân.

Tài liệu tham khảo:

1. Seizure calendar. https://www.uptodate.com/contents/overview-of-the-management-of-epilepsy-in-adults

Nếu quý khách có nhu cầu khám bệnh và tư vấn điều trị về vấn đề động kinh xin liên hệ Phòng Khám BS. Bảo Quốc

Các bài viết về động kinh

Kênh TikTok về động kinh

Số lượt xem: 249- Trong ngày: 2